- Thời gian sinh trưởng từ 60- 65 ngày
- Khối lượng trái quả từ 4- 5 kg, năng suất đạt 38- 42 tấn/ha
- Chất lượng tốt, vỏ màu xanh đậm, có vân vối, vỏ mỏng và kháng sâu bệnh tốt.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Thời vụ:
- Miền Bắc, miền Trung: thích hợp trồng vụ Xuân, vụ Hè.
- Miền Nam: trồng được quanh năm, nhất là trong mùa khô.
2. Chuẩn bị đất:
- Chọn đất trồng: không nên trồng trên đất đã canh tác dưa hấu nhiều vụ hay nhóm cây họ bầu bí dưa (nói chung). Tốt nhất là đất luân canh với 2-3 vụ lúa nước. Đất không bị ngập úng, cần thoát nước tốt.
- Bón vôi 50 - 100kg/1000m2 , phơi đất ít nhất 10 ngày.
- Bón lót (1000m2 ): 2m3 phân chuồng hoai mục + 50kg NPK 20:20:15
- Làm luống: luống đôi rộng 4,5-5m; luống đơn rộng 2,5m; cao 0,4m; ngang 0,8m.
- Líp được phủ bạt plastic đục lổ với khoảng cách thích hợp để trồng (40cm).
3. Mật độ, khoảng cách: Tùy theo đất tốt xấu và thời tiết từng vụ để lựa chọn mật độ trồng thích hợp.
- Trồng líp đôi: hàng cách hàng (tính từ giữa líp) 4.5-5.0m.
- Cây cách cây 40-45cm. Mật độ trồng 1.000-1.100 cây/1.000m2.
4. Ngâm ủ hạt giống:
- Lượng giống: 40 gr/1000 m2 (2 gói).
- Ngâm hạt 5 – 6 giờ trong nước sạch (hạt no nước), vớt ra rửa sạch chất nhờn, sau đó ủ ấm bằng khăn/vải sạch, từ 32 – 36 giờ, khi hạt nứt nanh đem ra gieo.
- Ủ khô: không cần ngâm nước, rải đều một lớp hạt khô giữa hai lớp khăn bông ẩm, cuộn lại cho vào túi nilon, buộc kín ủ 32 – 36 giờ. Nếu thời tiết quá nóng (>35oC) nên để gói hạt giống vào nơi thoát mát, nếu thời tiết quá lạnh (<15oC) nên giữ gói hạt giống trong điều kiện nhiệt độ từ 28-32oC.
- Chú ý: Tránh để hạt nứt mầm quá dài khi gieo dễ bị gãy.
- Nếu gieo hạt trong bầu/vĩ: trồng ra ngoài đồng khi cây vừa chớm ra 1-2 lá nhám.
5. Bón phân: (Tính cho 1000m2 ). Tùy theo biểu hiện sinh trưởng tốt xấu của cây để chọn lượng phân bón thích hợp
- Thúc lần 1 (15-20 ngày sau trồng): 30kg NPK (20:20:15)
- Thúc lần 2 (30-35 ngày sau trồng): 30kg NPK (20:20:15)
- Thúc lần 3 (45- 50 ngày sau trồng): 10 kg NPK (20:20:15) + 5kg KCl, tưới cách 3-4 ngày/lần, mỗi lần tưới 3-4 kg NPK.
- Sau 50 ngày trồng tưới hoặc phun thêm KNO3 khoảng 2 lần.
Chú ý: Nên bổ sung phân trung vi lượng (Ca, Mg, Bo, Zn, Si…) với liều lượng và phương pháp sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.
6. Tỉa chèo, bơi và lấy trái:
- Tùy theo điều kiện canh tác, mỗi gốc dưa có thể để 1 dây chính và 2 dây chèo hoặc 1 dây chính và 1 dây chèo hay ngắt ngọn lúc 13-17 ngày sau trồng để 3 dây chèo.
- Tỉa hết dây bơi, ngắt ngọn sau khi lấy trái 4-5 ngày cách cuống trái 6-7 lá.
- Mỗi gốc dưa để một trái lấy ở vị trí nụ thứ 3 trên dây chính hoặc nụ thứ 2 trên dây chèo.