Trọn bộ cách trồng bắp nếp tại nhà “siêu” đơn giản

Ngày nay, bắp nếp là một loại cây lương thực có nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao do các sản phẩm từ bắp nếp như bắp xào, bắp nướng hay sữa bắp rất được ưa chuộng. Việc tự trồng bắp nếp tại nhà cũng vì vậy mà đang dần trở thành xu hướng của nhiều gia đình. Trong bài viết dưới đây, Hạt giống Trường Phúc sẽ hướng dẫn cách trồng bắp nếp đơn giản mà ai cũng có thể tự làm tại nhà để có thể thu được những trái bắp trĩu hạt và làm ra những món ngon.
 

Những điều cần biết về bắp nếp

1.1. Đặc điểm của bắp nếp

Cây bắp nếp (hay cây ngô nếp) thuộc cây thân thảo hàng niên có các đặc điểm như sau:

- Chiều cao cây trong khoảng 1.2 – 1.8 m với phần thân được bao bọc bởi các bẹ lá từ gốc đến ngọn. 

- Lá bắp dài, màu xanh đậm và có một gân chính chạy dọc lá. 

- Cây có bộ rễ chùm và chân kiềng giúp cho cây đứng vững và hạn chế tình trạng lốp đổ.

-  Cây giao phấn nhờ gió, côn trùng, bông cờ mọc ở ngọn cây.

- Chiều cao ra trái thấp, mỗi cây có thể mọc từ 1 – 2 trái hoặc nhiều hơn. 

- Trái bắp có hình dạng thon dài, có râu, chắc hạt, được bọc kín trong lớp vỏ bì mỏng, hạt có màu trắng sữa, một số giống có màu tím. 

Bắp nếp - Hạt giống Trường Phúc

Bắp nếp là cây lương thực rất phổ biến ở Việt Nam

 

1.2. Điều kiện sinh trưởng của bắp nếp

Một số điều kiện cần thiết để cây bắp nếp sinh trưởng tốt:

- Cây phù hợp để phát triển trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, thường xuất hiện ở các vùng miền từ trung du đến miền núi.

- Bắp là loại cây trồng ngắn ngày, có thể trồng được trên nhiều loại đất, sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên đất có độ thông thoáng, thoát nước tốt và tơi xốp, độ pH từ 5.5 – 7.0 như đất thịt hay đất thịt pha cát.

- Là cây ưa ánh sáng nên nếu trồng trong bóng râm cây sẽ có hiện tượng mọc vống, yếu ớt, còi cọc.

- Cây chịu độ ẩm trung bình từ 50 – 60%.

- Hạn chế không trồng bắp ở vị trí có gió mạnh như sân thượng cao vì rất dễ làm đổ ngã cây.

 

1.3. Ứng dụng của ngô nếp

Hiện nay, ngô nếp có thể chế biến thành khoảng 670 mặt hàng của các ngành công nghiệp lương thực – thực nghiệp dược và công nghiệp nhẹ trên khắp thế giới. Không chỉ vậy, mỗi phần của cây ngô nếp còn được ứng dụng theo nhiều cách khác nhau:

- Hạt ngô nếp thơm, ngọt, dẻo, thích hợp để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: luộc, nướng, xào, nấu sữa, xôi, chè,...

- Ngoài ra, hạt ngô nếp còn là nguyên liệu chính trong sản xuất bánh kẹo, rượu, cồn, tinh bột, điều chế acid acetic,...

- Tinh bột ngô nếp làm hồ vải hoặc làm keo dán. 

- Lõi ngô có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ, tạo ra chất cách điện hoặc các chất dùng làm nguyên liệu sản xuất nhựa hóa học. 

- Vỏ, bẹ lá được tận dụng làm phân bón hoặc đồ thủ công mỹ nghệ.

 

Bắp nếp - Hạt giống Trường Phúc

Những món ăn làm từ bắp nếp luôn được nhiều người yêu thích

 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc bắp nếp tại nhà

2.1. Chọn giống bắp nếp

Các giống bắp nếp lai ngày nay được nghiên cứu với nhiều ưu điểm như: Năng suất tốt, phù hợp để trồng ở nhiều thời vụ, thích ứng với mọi loại đất, chịu hạn, sâu bệnh tốt,,... 

Một số giống bắp nếp được bà con ưa chuộng hiện nay là: Bắp nếp Hai Mũi Tên Đỏ, bắp nếp lai Wax50,… Tùy theo thị hiếu người tiêu dùng, bà con có thể lựa chọn giống phù hợp.

 

Bắp nếp - Hạt giống Trường Phúc

Có nhiều giống bắp nếp trên thị trường hiện nay với các ưu điểm nổi trội

 

Tham khảo thêm các loại giống ngô nếp của Hạt giống Trường Phúc tại đây.

 

2.2. Thời vụ trồng 

Cây bắp nếp có thể trồng quanh năm nhưng để đạt năng suất cao và chất lượng tốt thì nên xem xét thời vụ trồng phù hợp với từng địa phương:

- Miền Bắc: Vụ Xuân từ tháng 1 đến cuối tháng 2, vụ Hè từ tháng 4 đến cuối tháng 5 và vụ Đông (hoặc Thu Đông) từ tháng 9 đến giữa tháng 10.

- Miền Trung: Vụ Xuân từ tháng 1 đến tháng 2, vụ Hè từ giữa tháng 4 đến tháng 6, vụ Thu từ giữa tháng 6 đến tháng 8 và vụ Đông từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 10. 

- Miền Nam: Tương tự như miền Trung và có thể gieo trồng thêm vào vụ Xuân sau khi thu hoạch xong lúa nổi.

 

2.3. Chuẩn bị đất trồng 

Bắp nếp sống được trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng, khả năng giữ nước tốt với độ pH lý tưởng là 5.5  -7. Đất cần được cày sâu 15 - 20 cm, lớp đất mặt xốp để cây con dễ phát triển và được vệ sinh cỏ dại. Để xử lý các mầm bệnh có trong đất, nên bón lót phân chuồng hoai mục, vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước khi trồng.

 

2.4. Cách trồng bắp nếp

Hạt bắp nếp rất dễ nảy mầm vì chúng có thể tự mọc mà không cần ngâm ủ. Tuy nhiên, nếu muốn chắc chắn tỷ lệ nảy mầm cao, nên ngâm hạt giống trong nước ấm từ 4 -5 tiếng, vớt ra để ráo rồi ủ vào khăn ẩm, quan sát hạt bắt đầu nứt nanh thì mới đem gieo. Gieo hạt theo từng hốc cách nhau 20-40 cm, mỗi hốc gieo 2-3 hạt để phòng khi có hạt không lên. Sau đó, lấp đất và tưới nước giữ ẩm sau khi gieo.

 

Bắp nếp - Hạt giống Trường Phúc

Quy trình gieo hạt bắp nếp tại nhà đơn giản, dễ thực hiện

 

2.5. Hướng dẫn chăm sóc cây ngô nếp

2.5.1. Tưới nước

Cây ngô nếp cần rất ít nước vì nếu cây bị úng nước quá lâu sẽ làm giảm năng suất lên đến 30 – 50 %. Vì vậy, đất trồng cần được bảo đảm được thoát nước tốt. Độ ẩm đất trồng cần duy trì ở mức 50 – 60 %, tưới nước khi mặt chậu se khô. Vào thời kỳ trổ cờ, cây ra trái non, người trồng nên tăng cường ẩm độ đất lên 75 – 80 %. Tương tự như các loại cây trồng khác, cây ngô nếp nên được tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Về cách tưới, tưới lên luống hoặc xung quanh gốc và hạn chế tưới mạnh vào gốc cây khi cây còn nhỏ.

 

Bắp nếp - Hạt giống Trường Phúc

Cây bắp nếp không cần lượng nước lớn để có thể sinh trưởng tốt

 

2.5.2. Bón phân

Quá trình trồng ngô nếp nên chia thành 3 lần bón phân để giúp cây hấp thụ dinh dưỡng cân đối và hạn chế việc thất thoát chất dinh dưỡng ra ngoài: 

- Bón thúc lần 1: Khi cây con được 10 ngày tuổi.

- Bón thúc lần 2: Cách lần một 10 ngày.

- Bón thúc lần 3: 30 ngày sau khi trồng. 

Lượng phân bón cho ngô nếp bao gồm Ure, Kali và bổ sung thêm phân hữu cơ nếu muốn. 

Lưu ý: Phân bón nên được hòa tan vào nước tưới, hạn chế bón vào gốc gây nóng cây. 

 

2.5.3. Tỉa cây

Từ 4 – 6 ngày sau gieo khi cây con mọc được 1 lá thì tiến hành tỉa cây. Chỉ nên giữ lại mỗi gốc 1 – 2 cây, bỏ đi cây bị ốm yếu và dặm lại những vị trí cây không mọc để đảm bảo mật độ đồng đều.

 

Bắp nếp - Hạt giống Trường Phúc

Cây bắp nếp cần được chăm sóc kỹ lưỡng để phát triển khỏe mạnh

 

2.5.4. Làm cỏ

Cỏ dại là thành phần ngoại lai không nên giữ lại trong chậu trồng bắp nếp vì chúng sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng rất ác liệt và là môi trường trú ngụ lý tưởng của các loài côn trùng, nấm bệnh. Vì vậy, nhổ cỏ thường xuyên giúp giữ cho vườn cây được thông thoáng và hạn chế xuất hiện sâu bệnh, có thể kết hợp xới xáo đất để tạo độ thông thoáng tốt cho cây sinh trưởng.

 

2.5.5. Phòng sâu bệnh

Cây bắp nói chung và bắp nếp nói riêng rất thu hút các loài sâu bệnh hại như sâu đục thân, rệp, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn,... Vì vậy, trong quá trình chăm sóc cần lưu ý làm cho vườn tược thông thoáng, tỉa bỏ lá già, vệ sinh cỏ dại, không để vườn quá ẩm thấp, bón phân hợp lý theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Ngoài ra, có thể phun phòng sâu bệnh bằng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học, rất thân thiện với người sử dụng, định kỳ 7 – 10 ngày phun một lần.

Mua giống ngô nếp chất lượng ở đâu?

Hiện nay, các giống ngô nếp rất đa dạng và được bán phổ biến trên thị trường. Để chọn được giống ngô nếp tốt và cho ra những trái bắp nếp ngon, quý khách hàng có thể đến Hạt giống Trường Phúc để có thể dễ dàng lựa chọn được sản phẩm chất lượng cao.

Tại Hạt giống Trường Phúc, có nhiều loại ngô nếp khác nhau như ngô nù, ngô tím dẻo,... Quý khách có thể nhấn vào đây để có thêm nhiều sự lựa chọn về giống ngô nếp ngon.

 

Bắp nếp - Hạt giống Trường Phúc

Hạt giống Trường Phúc - Nơi cung cấp các giống ngô nếp chất lượng

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH GIỐNG CÂY TRỒNG TRƯỜNG PHÚC

Địa chỉ: 127 Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, Thành phố Buôn Mê Thuột, Tỉnh Đắk Lắk

Email: hatgiongtruongphuc@outlook.com

Hotline: 0262.395.4361